Tìm kiếm
Close this search box.
EN
PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA 1

PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA

Từ bên kia địa cầu, tại Geneva xa xôi cho tới đô thị TP. Hồ Chí Minh sầm uất, đằng sau mỗi cánh cửa mang dấu chữ thập Calatrava luôn ẩn giấu lịch sử bền bỉ của thương hiệu được mệnh danh là “Ông vua của thế giới đồng hồ” – Patek Philippe.

PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA 3

183 năm bền bỉ hoạt động không một khắc nghỉ ngơi đã giúp Patek Philippe xây dựng nên một di sản đồ sộ, được bồi đắp bởi các tuyệt tác hoàn hảo và những phát kiến tầm vóc trong lĩnh vực đo đếm thời gian. Dưới đây chính là câu chuyện tuyệt vời về Patek Philippe, hay nói cách khác, là di sản của một người nhập cư Ba Lan đã kinh qua mọi thử thách và khổ nạn để đem tới thế giới những tuyệt tác đồng hồ.

Cuộc di dân vĩ đại
và di sản từ tàn lửa chiến tranh

Antoine Norbert de Patek được sinh ra ở Ba Lan vào năm 1812, giữa thời kỳ bom đạn chiến tranh. Ở tuổi 16, ông gia nhập Trung đoàn Súng trường số một của Ba Lan, sau đó tham gia trong cuộc chiến tranh Ba Lan – Nga khốc liệt, còn được gọi là Cuộc nổi dậy tháng 11 (1830-1831).

Chàng lính dũng cảm Norbert de Patek thậm chí đã có lúc nhận được huân chương Virtuti Militari cao quý cho tinh thần chiến đấu cũng cảm của mình trước khi lực lượng bị nghiền nát, buộc ông và những người đồng chí phải tham gia vào cuộc di dân vĩ đại xứ Tây Âu thế kỷ XVII. Trải qua nhiều biến cố, ông định cư lại tại Thụy Sĩ, dần dà bị mê hoặc bởi di sản lâu đời của thủ phủ ngành chế tác đồng hồ cũng như nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Vào ngày 1/5/1839, Patek cùng với Czapek và Thomas Moreau (chú của vợ ông) thành lập công ty chế tác đồng hồ Patek, Czapek & Cie – Fabricants à Genève mà không hay rằng đây chính là bước khởi đầu của một di sản đồ sộ trong ngành chế tác đồng hồ. 

PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA 5

Sự ra đời của một huyền thoại

Bước ngoặt của Patek, Czapek & Cie tới vào ngày 15/5/1851, khi Antoine Norbert de Patek tìm được người bạn Jean-Adrien Philippe, một nhà phát minh đồng hồ thiên tài người Pháp, đồng thời công ty cũng được đổi tên thành Patek, Philippe & Cie – nền móng của Patek Philippe ở thời điểm hiện tại.

PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA 7

Trải qua nhiều thăng trầm và biến động lịch sử, “Patek Philippe & Cie” được bán lại cho Charles và Jean Stern vào năm 1932 và vẫn thuộc quyền sở hữu của gia đình Stern cho tới tận ngày nay. Điều này khiến Patek Philippe của thời điểm hiện tại trở thành thương hiệu sản xuất đồng hồ độc lập thuộc sở hữu của gia đình cuối cùng tại Thụy Sĩ. Cũng trong năm 1932, chiếc đồng hồ Calatrava đầu tiên xuất hiện và trở thành biểu tượng của Patek Philippe với chữ thập được ghép từ bốn bông hoa Lily đối xứng. Cái tên Calatrava bắt nguồn từ cây thánh giá Calatrava – một biểu tượng của các hiệp sĩ dòng đền trong cuộc chiến bảo vệ pháo đài Calatrava chống lại người Moor vào năm 1158, đồng thời đã được hãng đăng ký làm biểu tượng nhận diện thương hiệu Patek Philippe & Cie vào ngày 27/4/1887.

Ngày nay, cây thập tự hoa Calatrava là biểu trưng đáng tin cậy của “thời gian”, kiêu hãnh nằm trên cánh cổng dẫn vào từng cửa hàng của hãng trên toàn thế giới – và địa chỉ mới tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Từ Geneva tới TP. Hồ Chí Minh:
Điểm dừng chân tiếp theo của cây thập tự hoa

Vào năm 2019, người yêu đồng hồ tại Việt Nam đã chính thức chào đón cửa hàng đầu tiên của Patek Philippe tại Thủ đô Hà Nội. Hoạt động với quy mô và tiêu chuẩn quốc tế, cửa hàng Patek Philippe tại Hà Nội đã lần đầu mở toang cánh cửa dẫn vào thế giới của những chiếc đồng hồ cao cấp, kết nối tầng lớp khách hàng tinh hoa và các nhà học thuật đồng hồ với cộng đồng chung đam mê trên toàn thế giới.

PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA 9

3 năm sau ngày mở cửa hàng đầu tiên tại thủ đô Hà Nội, thương hiệu đồng hồ cao cấp Patek Philippe mới đây đã khai trương cửa hàng thứ hai tại Việt Nam, tọa lạc tại TTTM Union Square, TP. Hồ Chí Minh. Lễ khai trương cũng đánh dấu lần ghé thăm Việt Nam thứ hai của chủ tịch điều hành Patek Philippe SA – ông Thierry Stern – lần này với tư cách một người bạn thân thiết; một đối tác kinh doanh tin cẩn của công ty Quốc tế Tam Sơn. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi vô cùng cảm kích sự ủng hộ và yêu mến mà khách hàng Việt Nam đã dành cho Patek Philippe. Cửa hàng mới tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện thương hiệu và cam kết của chúng tôi đối với thị trường mới đầy tiềm năng tại Việt Nam.”

PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA 11

Không gian cửa hàng Patek Philippe Union Square chào đón mọi người với ánh sáng dịu dàng từ chùm đèn pha lê được thương hiệu Baccarat sản xuất riêng, nhập khẩu từ Pháp. Mùi hương Grand Quai vốn chỉ được sử dụng ở 3 cửa hàng Paris, London và Geneva, nay cũng được chọn dùng để chào đón những vị khách quý khi lui tới cửa hàng Patek Philippe Union Square. Khu vực đón tiếp được cá nhân hóa với nhiều không gian riêng tư hơn, bao gồm một quầy bar trung tâm kết nối khách hàng với những câu chuyện “truyền miệng” ly kỳ về lịch sử Patek Philippe trăm năm tuổi. Mỗi một khoảng thời gian trong năm, “bức tường di sản” của cửa hàng sẽ trưng bày những mẫu đồng hồ nổi tiếng thuộc các BST nổi danh, gắn liền với một mốc lịch sử của thương hiệu. Được biết, đây là cửa hàng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á được ứng dụng ý tưởng thiết kế mới này.

PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA 13
PATEK PHILIPPE: DI SẢN RỰC RỠ PHÍA SAU CÂY THẬP TỰ HOA 15

Cửa hàng được trang trí với loạt tác phẩm nghệ thuật tôn vinh truyền thống văn hóa Việt như bộ ba tranh treo tại phòng VIP, tái hiện sống động họa tiết của chiếc đồng hồ vòm “Rice Fields” Ref. 1610M của Patek Philippe (ra mắt năm 2011) và tác phẩm sơn mài do nghệ nhân Việt thực hiện được truyền cảm hứng từ dòng chảy bất tận của dòng sông Sài Gòn. Sự trân trọng dành cho thị trường Việt Nam của Patek Philippe gây ấn tượng mạnh với tính bản địa được đề cao, đồng thời vẫn khéo léo tôn vinh những kỹ thuật thủ công truyền thống đã được hãng gìn giữ và phát triển từ 1839 tới nay.

Patek Philippe tại Việt Nam:
Tầm nhìn quý giá được chung tay gìn giữ

Việc giữ vững vị thế là công ty trực thuộc gia tộc đồng hồ cuối cùng tại Thụy Sĩ đem tới cho Patek Philippe thứ tài sản quyền lực nhất: Sự độc lập. Không cần bận tâm về chứng khoán, cổ đông và những nhà đầu tư, sự độc lập cho phép Patek Philippe tự làm chủ phương hướng kinh doanh và theo đuổi những tầm nhìn dài hạn Đấy chính là lý do lớn nhất mang tới thành công rực rỡ và trường tồn của Patek Philippe: hãng sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn để chú tâm phát triển sản phẩm thay vì cố gắng mở rộng quy mô kinh doanh.

Với một thương hiệu coi trọng gìn giữ truyền thống và chất lượng sản phẩm như Patek Philippe, việc mở thêm cửa hàng mới chưa bao giờ là ưu tiên đặt lên hàng đầu. Thương hiệu có kết quả kinh doanh ấn tượng trong suốt khoảng thời gian đại dịch COVID-19 và thậm chí mở thêm xưởng sản xuất quy mô lớn, tuy nhiên vẫn thận trọng trong việc mở thêm cửa hàng mới. Việc mở cửa hàng thứ hai tại một thị trường không quá lớn như Việt Nam sau 3 năm ra mắt không chỉ thể hiện niềm tin vào thị trường xa xỉ bản địa, mà còn thể hiện rõ mối lương duyên hợp tác giữa Patek Philippe và công ty Quốc tế Tam Sơn.

Nắm trong tay nền tảng của quá khứ, cùng chia sẻ tầm nhìn về tương lai, Patek Philippe và công ty Quốc tế Tam Sơn đã cùng nhau bước tiếp trên lộ trình hợp tác kinh doanh mới để tiếp tục làm thỏa mãn những người đã, đang và sẽ kế thừa di sản của “Ông vua ngành đồng hồ Thụy Sĩ”.