EN

chạm tay đến

DI SẢN HOÀNG GIA

Ẩn sau vẻ lấp lánh của kim cương là câu chuyện về vương quyền, di sản và vẻ đẹp vượt thời gian. Đó là nơi những nhà kim hoàn như Chaumet ghi dấu với các tạo tác trang sức mang giấc mộng hoàng gia đến với đời sống hiện đại, để chúng ta ít nhiều chạm tới và sở hữu những di sản mà một thời chỉ dành riêng cho giới hoàng tộc. 

Nữ diễn viên Vanessa Kirby trong vai Joséphine (Napoléon, 2023). Ảnh: Apple

Từ mị lực của Hoàng quyền…

Trên tấm bản đồ quyền lực của thế giới ngày nay, cứ điểm qua 4 hay 5 cái tên, bạn sẽ bắt gặp một quốc gia được đánh dấu bằng chiếc vương miện nhỏ nhắn – một trong số 43 nhà nước quân chủ. Đó là con số không hề nhỏ sau nhiều thế kỷ lịch sử “vật đổi sao dời”.

Dường như, ý niệm “hoàng gia” vẫn giữ được vẹn nguyên sức hấp dẫn từ xa xưa. Bên cạnh quyền lực hay phẩm vị, thì các hoàng tộc còn gợi mối liên kết đặc biệt với những huyền thoại, những câu chuyện cổ tích phảng phất phép thuật; với giá trị di sản và văn hoá lâu đời tại mỗi quốc gia – dân tộc.

Chẳng phải vô cớ những vị vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, công nương của thế giới… dễ dàng vượt qua bức tường cung điện để xâm chiếm trí tưởng tượng của người thường. Thế giới từng phải lòng Công nương xinh đẹp với trái tim rộng mở Diana xứ Wales, và giống như Thân vương phi Grace Kelly xứ Monaco, cô là một biểu tượng phong cách toàn cầu. Từ bộ phim coming-of-age (tuổi mới lớn) kinh điển Nhật ký công chúa (2001) cho đến The Crown (serie phim truyền hình, 2016-2023) hay Napoléon (2023), những thực hư về vương quyền chinh phục hàng triệu phòng vé và màn ảnh nhỏ.

… Cho đến “bùa chú”
của trang sức hoàng gia

Từ đó, mọi món trang sức, mũ miện mà họ đeo, đội, cài lên bỗng chốc cũng trở thành biểu tượng vương quyền huyền bí và mê hoặc. Hay nói đúng hơn, từ bao đời nay trang sức đã luôn là biểu tượng của quyền lực, địa vị, tài sản và thậm chí là thần quyền của các hoàng gia. Nhờ thế, trang sức hoàng gia thực sự trội vượt khỏi giới hạn Trang sức cao cấp thông thường. Những đỉnh sức khoáng đạt và tinh xảo tột bậc còn là bảo vật truyền thừa của hoàng tộc, như chiếc tiara Kokoshnik được Vương hậu Alexandra trao truyền cho con của bà, Vương hậu Mary xứ Teck, trước khi đến tay Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị.

CHẠM TAY ĐẾN DI SẢN HOÀNG GIA  1

Trong tranh của A.G. Roussy-Trioson, Napoléon Bonaparte đội chiếc vòng nguyệt quế có thể chính là nguyệt quế khải hoàn của Julius Caesar. Ảnh: Chaumet

Không thể thiếu trong lễ đăng cơ và nhiều nghi thức trang trọng khác, trang sức cũng đi vào từng khoảnh khắc đời thường của cuộc sống hoàng gia. Phần nào bởi chúng là cách khéo léo để sắc đẹp, tính cách, cá tính và gu thẩm mỹ của các thành viên hoàng tộc loé sáng bên dưới tấm màn vương quyền vô hình nhưng không hề nhẹ nhõm.

CHẠM TAY ĐẾN DI SẢN HOÀNG GIA  3

Hoàng hậu Joséphine thường xuất hiện trong tranh cùng trang sức tạo hình quả lê yêu thích, như trong bức tranh này của Jean-Baptiste Regnault. Ảnh: Chaumet

Đằng sau mỗi lấp lánh luôn là các nhà kim hoàn hoàng gia: những bậc thầy được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực chế tác trang sức, mà “nhà kim hoàn hoàng gia” đôi khi là một tước hiệu chính thức. Trong số nhiều nhà chế tác nổi tiếng thế giới được tin cẩn nhiệm vụ ấy, không thể không nhắc đến Chaumet. Thương hiệu trang sức Paris đã đính tên mình lên phả hệ vương quyền của lịch sử theo nhiều cách khác nhau, và tiên phong trong việc đưa trang sức thấm đẫm cảm hứng hoàng gia tới với thế giới hiện đại.

Ảnh: Getty Images

Chaumet: viên kim cương hình giọt lệ trên vương miện Vendôme

Vào năm 2023, trong đám cưới được báo giới tụng ca là “đám cưới cổ tích”, Vương nữ xinh đẹp Iman của Jordan gây chú ý khi không chọn chiếc tiara của mẹ cô, Hoàng hậu Rania, mà tin cẩn mẫu tiara dành cho đám cưới hoàng gia đến từ Chaumet. Nàng Jasmine thời hiện đại gây xao xuyến trong bộ váy cưới trắng tuyệt đẹp. Chú rể diện bộ suit ba mảnh lịch duyệt. Tưởng chừng đây chỉ là tấm ảnh cưới đắt giá như thường lệ của giới tinh hoa… nếu như không có chi tiết chiếc tiara xa xỉ mà nhẹ nhàng, tinh tế.

Chỉ bằng một ánh hào quang thả lên mái tóc, nàng công chúa xứ cát đã bước qua cánh cổng im lìm của vương tộc và đặt một chân vào thế giới mới mà ở đó, cô tự do chọn lựa điểm nhấn cho tình yêu lẫn cá tính của mình.

CHẠM TAY ĐẾN DI SẢN HOÀNG GIA  5

Trước khi chinh phục các thượng khách châu Á, Chaumet đã có cho mình bề dày lịch sử lâu đời – gần 250 năm. Tất cả bắt đầu tại Paris, Pháp với Napoléon Bonaparte và Joséphine de Beauharnais.

Chaumet được sáng lập bởi Nhà kim hoàn của Đệ nhất Đế chế Pháp Marie-Étienne Nitot, người đã học việc từ Ange-Joseph Aubert – thợ kim hoàn của nữ hoàng Marie-Antoinette. Nitot là người trang trí thanh kiếm đăng cơ đính 141 cara kim cương Regent cho tân hoàng Napoléon. Ông cũng là nhà kim hoàn chính thức cho Hoàng hậu Joséphine: nàng thơ hết lòng yêu thiên nhiên và nhà bảo trợ nghệ thuật tận tuỵ, quý cô thời thượng là biểu tượng sống của thành Paris. Thương hiệu sau này lấy tên Chaumet nhanh chóng phát triển rực rỡ qua các thời đại. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, các hoàng tử Ấn Độ, các Maharaja của vùng Baroda và Indore đã tìm đến Chaumet như nhà chế tác trang sức thời thượng bậc nhất bấy giờ.

Lễ đăng cơ và thanh kiếm đăng cơ của Napoléon. Ảnh: Chaumet

Những thế hệ quản đốc tại công xưởng Chaumet miệt mài bảo lưu dòng chảy sáng tạo lẫn kho tàng bí quyết đã đánh dấu những cột mốc lịch sử ấy. Lần lượt các bộ sưu tập Joséphine và Bee de Chaumet (trước đây được biết đến với tên gọi Bee My Love) đưa di sản gắn với hoàng gia của Chaumet đến với thời hiện đại. Nếu Joséphine lấy cảm hứng từ hoàng hậu cùng tên để giới thiệu những bộ trang sức duyên dáng và nữ tính xoay quanh kim cương hình quả lê (hay giọt lệ); thì Bee de Chaumet lại vun đắp mô-típ tảng ong và hình tượng ong vàng từng là biểu tượng hoàng gia của Napoléon Bonaparte.

Di trang sc ca thương hiu phong phú, t nhn đính hôn cho đến nhng chui vòng c bn ln và c đng h n trang, nhưng có th khng đnh: tiara mi là biu tưng đích thc cho di sn trang sc hoàng gia ca Chaumet. 

CHẠM TAY ĐẾN DI SẢN HOÀNG GIA  7
CHẠM TAY ĐẾN DI SẢN HOÀNG GIA  9

Nữ diễn viên Anne Hathaway đội tiara Bourbon-Parme của Chaumet trong phim “Nhật ký công chúa” (2001). Ảnh: Internet

Mang vẻ đẹp bất phàm, nhưng những chiếc tiara Chaumet vẫn nằm tuyệt đối ngay ngắn trên đường biên giữa hoàng gia và “phàm trần”. Có lẽ vì thế tiara Chaumet đã được lựa chọn cho bộ phim Nhật ký công chúa để rồi đi vào giấc mơ của vô vàn thiếu nữ. Năm 2023, Chaumet ghi nhận lượng đơn hàng tiara kỷ lục kể từ năm 1999, khi tư dinh số 12 quảng trường Vendôme, Paris, Pháp chính thức về với đế chế xa xỉ LVMH của tỷ phú Bernard Arnault.

CHẠM TAY ĐẾN DI SẢN HOÀNG GIA  11

Thiết kế tiara trong bộ sưu tập Bamboo được Chaumet ra mắt năm 2025

Chia sẻ với tờ SCMP (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng), đại diện công ty cho biết Châu Á và Trung Đông là những thị trường trọng điểm đối với loại trang sức độc nhất vô nhị này. Với việc Chaumet đã có mặt tại Việt Nam, những đám cưới Việt sẽ không chỉ lấp lánh ánh nhẫn Bee de Chaumet hay Joséphine, mà còn toả rạng ánh hào quang của chiếc tiara, nhờ có nhà kim hoàn danh giá như “viên kim cương hình giọt lệ trên vương miện Vendôme”: Chaumet.