Nếu có một nghệ thuật nào đó mà chỉ một số ít nghệ nhân đồng hồ thực sự làm chủ, thì đó là những cỗ máy phi thường, chứa những chức năng phức tạp khó chế tạo nhất. Nhà Vacheron Constantin đã sáng tạo ra những tuyệt tác bé nhỏ trong suốt hơn 2 thế kỷ qua, và giờ đây đặt dấu mốc mới với chiếc Patrimony Ultra-thin Calibre 1731, mang chứng chỉ Hallmark of Geneva quý giá. Tác phẩm bậc thầy này bao gồm sự phức tạp của một cơ chế đáng kinh ngạc nâng niu chức năng điểm chuông theo phút (minute repeater) trong cỗ máy lên cót tay mỏng nhất trên thị trường. Chỉ với độ dày lần lượt là 3,90mm và 8,09mm cho bộ chuyển động và thân đồng hồ đều là sự thể hiện xuất sắc nhất của nghệ thuật chế tác đồng hồ.
Trong thế kỷ 18 chiếc đồng hồ điểm chuông theo phút đầu tiên được phát minh để có thể giúp chỉ giờ bằng âm thanh trong bóng tối, trước khi bóng đèn điện được phát minh. Mặc dù chức năng phức tạp này không còn cần thiết nữa, song nó vẫn vững vàng trên đỉnh cao của nghệ thuật chế tác đồng hồ. Đó là vì mỗi chiếc đồng hồ điểm chuông theo phút đều là duy nhất và mang dấu ấn duy nhất của bậc thầy chế tạo ra nó. Mỗi chiếc đồng hồ có đời sống riêng, chơi tiếng nhạc riêng, tạo ra những thời khắc của sự duyên dáng và cảm xúc thoáng qua khi tiếng chuông vang lên. Theo yêu cầu, cơ chế điểm chuông theo phút sẽ điểm giờ, một phần tư giờ và phút. Sau khi kích hoạt cần trượt điểm chuông này – trong trường hợp này đây là chi tiết duy nhất của cơ chế phức tạp vô cùng này có thể nhìn thấy bên phía mặt số, một chiếc búa sẽ gõ vào chiếc cồng âm vực thấp để đánh dấu giờ, còn một phần tư giờ được đánh dấu bằng hai tiếng búa nện vào 2 chiếc cồng – một chiếc âm vực thấp và một chiếc âm vực cao, và phút được vang lên trên cồng âm vực cao.
Di sản của bí quyết và xuất chúng
Thay vì nức nở với một di sản quá vãng, Vacheron Constantin nuôi dưỡng chuyện tình yêu lâu bền và thực sự với những chiếc đồng hồ điểm chuông. Nhà Vacheron Constantin chế tạo ra cỗ máy điểm chuông theo phút đầu tiên trên đồng hồ bỏ túi vào năm 1810, trước khi kết hợp cơ chế điểm chuông này với các chức năng phức tạp khác trong những thập kỷ tiếp theo, và trong mọi trường hợp, những cỗ máy này cũng dẫn đầu trong kỷ nguyên của những chức năng phức tạp nhất. Những chiếc đồng hồ đã đi vào lịch sử, chẳng hạn như chiếc được chế tác cho Quốc vương Fouad của Ai Cập năm 1929, hoặc chiếc chế tác năm 1935 cho con trai ông, Quốc vương Farouk. Năm 1941, Vacheron Constantin giới thiệu chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên chỉ với một chức năng phức tạp, là cơ chế điểm chuông theo phút trong bộ chuyển động siêu mỏng: Calibre 4261. Cuộc tìm kiếm sự mảnh mai vẫn tiếp tục trong những năm sau đó, và đến năm 1992, Nhà Vacheron Constantin một lần nữa vượt qua địa hạt của năng lực khi giới thiệu calibre 1755, một cơ chế điểm chuông theo phút chỉ dày 3,28mm – một điều chưa từng thấy. Giờ đây, Vacheron Constantin kỷ niệm chức năng phức tạp đầy cảm xúc này bằng một cỗ máy hoàn toàn mới, lấy cảm hứng từ cỗ máy đầy vinh quang trước đó: calibre 1731 – tên được đặt theo năm sinh của người sáng lập ra thương hiệu, Jean – Marc Vacheron.
Calibre 1731, viên ngọc không tì vết trong cỗ máy tân tiến
Năm 2009 Vacheron Constantin quyết định chế tạo ra một cỗ máy điểm chuông theo phút mới, kết hợp giữa sự thanh mảnh, âm thanh thuần khiết, vẻ đẹp thẩm mỹ, sự tin cậy và vững chắc. 4 năm là khoảng thời gian cần thiết để giải quyết phương trình phức tạp này. Calibre 1731 mới không dày hơn nhiều hơn cỗ máy ra đời trước đó vào năm 1993 – 3,90mm so với 3,28mm – do dự trữ năng lượng lên tới 65 giờ, song đây vẫn là cỗ máy mỏng nhất trên thị trường ngày nay, nó đã chinh phục được thử thách lắp đặt và điều chỉnh các bộ phận đã được làm mỏng xuống cực độ. Điều tuyệt vời không chỉ nằm ở chỗ những kỹ thuật đỉnh cao đặt trong một cỗ máy siêu mỏng, mà caliber 1731 được trang bị một thiết bị rất tinh tế do Vacheron Constantin phát triển năm 2007 cho bộ chuyển động 2755 – một thành viên khác của gia đình máy điểm chuông theo phút đẳng cấp: Bộ phận điều tốc trung tâm (flying striking governor, để điều chỉnh tốc độ và giảm thiểu tạp âm của cơ chế điểm chuông). Khác với những bộ phận điều tốc kiểu đòn bẩy cổ điển, bộ phận này hoàn toàn im lặng. Vai trò của nó là làm ổn định nhịp độ búa gõ vào cồng. Không có bộ phận điều tốc, đoạn nhạc sẽ vang lên cùng với tốc độ của lò xo trống, và sẽ chỉ tạo ra một loạt nốt nhạc không thể nghe rõ. Thiết bị này do Vacheron Constantin phát triển, bao gồm 2 khối quán tính hoặc khối nặng được thiết kế đóng vai trò như một cái phanh trên cán xoay tròn của bộ phận điều tốc, và vì thế rải đều năng lượng mà lò xo trống cung cấp. Để đạt được điều này, bộ điều tốc sử dụng 2 lực ly tâm và hướng tâm đối lập. Khi bộ phận điều tốc xoay, lực ly tâm hướng về một đầu của các khối nặng bên ngoài, vì thế đầu kia ấn vào cán để ổn định tốc độ xoay, từ đó đảm bảo nhịp phách ổn định. Được hoàn thiện một cách hoàn hảo tới những chi tiết nhỏ nhất, bộ phận điều tốc mang biểu tượng chữ thập Maltese của Vacheron Constantin, mặc dù biểu tượng này không thể nhìn được từ mặt trước của máy.
Công cuộc tìm kiếm sự hoàn hảo
Sự quan tâm đặc biệt được dành cho âm thanh mộc của chiếc Patrimony Ultra-Thin Calibre 1731, bởi âm thanh chính là lý do khiến nó trở thành chiếc đồng hồ phi thường. Đã có nhiều chọn lựa kỹ thuật để đảm bảo các nốt nhạc được đầy đặn và trong rõ như pha lê. Những cái cồng không chỉ được nối vào phần giữa của vỏ để làm khuếch đại âm thanh, mà lần đầu tiên còn được xếp chồng lên nhau thay vì đặt cạnh nhau. Vỏ được chế tạo để trở thành một phần của bộ chuyển động, trong một kết cấu thông minh được tích hợp những thông số tinh tế như dòng không khí giữa bộ chuyển động và vỏ, được thiết kế để truyền âm thanh ở mức tối ưu. Yêu cầu về sự hoàn hảo không chỉ dừng ở đó, bởi chính vỏ được chế tạo không có gioăng để các yếu tố có thể tương tác theo nghĩa đen, kim loại với kim loại, và từ đó đẩy mạnh biên độ âm thanh, trong khi bộ phận điều tốc trung tâm đảm bảo nhịp độ ổn định của các cú gõ búa vào cồng.
Trong quá trình người thợ chế tác đồng hồ bậc thầy truyền tải âm nhạc của riêng ông vào bộ phận điểm chuông theo phút, ông sẽ phải mất nhiều tháng để lắp đặt và tinh chỉnh, âm thanh của bộ chuyển động sẽ được cái tai nhạc sắc sảo của chuyên gia về cơ chế gõ nhịp xuất sắc của xưởng Vacheron Constantin lắng nghe, và sẽ trải qua những lần điều chỉnh nhất định để đạt được sự hài hòa hoàn hảo giữa các nốt âm vực cao và âm vực thấp. Vào đúng 4h49 phút thì các cuộc thử nghiệm được thực hiện, bởi đó là lúc mà nhịp phách nghe rõ nhất do khoảng dừng gần như giống nhau giữa giờ (4 cú gõ), phần tư giờ (3 cú gõ) và phút (4 cú gõ).
Linh hồn thực sự của một chiếc đồng hồ điểm chuông – tiếng chuông riêng biệt của mỗi chiếc đồng hồ, được ghi lại và lưu trữ cẩn thận trước khi nó rời xưởng, do vậy tạo nên “dấu ấn âm thanh” được đăng ký một cách thích đáng trong kho lưu trữ của Vacheron Constantin. Thủ tục này đảm bảo không chỉ việc sửa chữa suốt đời cho tất cả đồng hồ của họ, cả đồng hồ lịch sử và hiện đại, mà còn cả khả năng khôi phục trong các xưởng của họ những âm thanh độc đáo nhất của mỗi mẫu đồng hồ có trang bị cơ chế điểm chuông theo phút.
Công trình của người thợ chế tác đồng hồ bậc thầy
Với từng người thợ đồng hồ bậc thầy, tham gia vào việc tạo ra những chiếc đồng hồ điểm chuông là một vinh dự tối cao. Một nghệ thuật đòi hỏi đôi tay trời phú, những kinh nghiệm lâu đời kế hợp với sự kiên nhẫn vô tận, cũng như đôi tai của một nhạc sĩ. Vì vậy người chế tác đồng hồ làm chủ được những cơ chế điểm chuông đều thuộc về giới tinh hoa. Ở Vacheron Constantin, chỉ những người thợ thủ công bậc thầy làm việc ở xưởng “Grandes Complication” mới có quyền năng tạo ra được những tuyệt phẩm như vậy. Để gia nhập được giới tinh hoa này, họ phải có ít nhất 15 năm kinh nghiệm ở các xưởng khác nhau, trước khi làm việc 2 năm dười sự chỉ bảo của một bậc thầy. Trong khi cơ chế điểm chuông theo phút có thể là thứ hấp dẫn nhất trong các chức năng phức tạp, nó cũng là bộ phận đòi hỏi khắt khe nhất do một số lớn các bộ phận siêu nhỏ phải được lắp ráp một cách kiên nhẫn và làm cho tương tác với nhau, trước khi điều chỉnh chúng tới điểm đạt được hoạt động trôi chảy một cách hoàn hảo và âm thanh hoàn toàn thuần khiết. Mỗi chiếc đồng hồ mất từ 3 đến 6 tháng để lắp ráp và điều chỉnh. Sự tập trung là điều luôn bắt buộc, bởi chỉ một cú gõ thừa rất nhỏ vào đế cồng cũng có thể làm nghẹt tiếng của nó.
Để làm việc với một cơ chế phức tạp như vậy, người thợ đồng hồ bậc thầy có hơn 1.200 dụng cụ, nhiều thứ trong số đó do họ tự chế tạo ra và một số được tạo ra để thực hiện chỉ một động tác. Chúng tạo nên một bộ dụng cụ ấn tượng, cho dù công cụ tối ưu của một người thợ bậc thầy vẫn là chính đôi tai nhạc sĩ, để tạo dấu ấn riêng của mình vào mẫu đồng hồ trong giai đoạn chỉnh âm thanh, và đem lại một đời sống cho cơ chế điểm chuông theo phút.
Công đoạn hoàn thiện theo truyền thống cao quý nhất của ngành Đồng hồ Cao cấp
Là sự chứng thực đến một mức độ nào đó những bí quyết đã được khẳng định với thời gian và tạo nên việc chế tác đồng hồ tinh xảo khác với đồng hồ thông thường, các thành phần của calibre 1731 được hoàn thiện một cách kiên nhẫn từng chi tiết một, mặc dù một số bí quyết vẫn sẽ được giấu kín. Khung nền được trang trí hoa văn vân tròn, búa được đánh bóng để bắt sáng hoặc xuất hiện dưới màu đen sâu để xóa đi bất kỳ dấu vết nào của bề mặt được chế tác tinh vi. Cầu được trang trí bằng hoa văn Côtes de Genève nhằm tạo ra hiệu ứng sóng tinh xảo. Mặc dù các nghệ nhân của Xưởng Vacheron Constantin rất quen với các kỹ thuật hoàn thiện khác nhau, nhưng có một kỹ thuật đòi hỏi tới 18 tháng huấn luyện khắt khe: Đó là kỹ thuật vát cạnh, nghĩa là việc mài các góc bên trong, chẳng hạn như những góc có thể thấy rõ trên 7 chiếc cầu của máy 1731.
Khi máy và vỏ tạo ra kỷ lục siêu mỏng để tạo ra một tổng thể hợp nhất
Là hình ảnh thu nhỏ mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển được chuyển tải thông qua sự thuần khiết tuyệt đối, chiếc Patrimony Ultra-Thin Calibre 1731 ẩn giấu sự phức tạp tuyệt xảo dưới sự đơn giản dễ thấy. Thiết kế của nó lấy cảm hứng từ một mẫu đồng hồ siêu mỏng được chế tạo năm 1955 để đánh dấu 2 thế kỷ Vacheron Constantin và sau đó được khôi phục năm 2004 để làm sống lại chiếc Patrimony số tham chiếu 81190. Kể từ khi đó, sự mảnh mai tuyệt đối của nó, hình dáng viên thạch anh, vòng đệm với đường cong, mặt số và mặt kính vồng lên, vòng tròn hiển thị phút đính hạt, cùng với những chiếc kim hình baton quét trên một hình tam giác qua lại, những mốc chỉ giờ hình baton, đã khẳng định chiếc đồng hồ này là một siêu phẩm kinh điển vượt thời gian. Trong khi chiếc Patrimony Ultra-Thin Calibre 1731 vẫn trung thành với những quy tắc thiết kế vững bền, vỏ của nó đã được đưa vào chế tác thủ công phức tạp và tinh tế để tạo thành một tổng thể thống nhất với máy 1731 và tạo thành một kỷ lục kép: Bộ chuyển động điểm chuông theo phút lên cót tay mỏng nhất (3,90mm) chứa trong chiếc đồng hồ có bộ điểm chuông phút lên cót tay mỏng nhất (8,09mm). Đường cong ở giữa vỏ đã được nhấn mạnh để làm gọn hình dáng của nó, nắp lưng sapphire được mở rộng nhất có thể để làm lộ ra những búa gõ, cùng với đôi nét những chiếc cồng. Còn trên phía mặt số, Vacheron Constantin đã chọn đặt thêm một mặt phụ chỉ giây nhỏ ở vị trí 8 giờ, lần đầu tiên trong dòng Patrimony: Một cách hữu ích và vui vẻ để làm cho chiếc Patrimony Ultra-Thin Calibre 1731 được nhận ra ngay lập tức.
Sản phẩm hiện có mặt tại cửa hàng Vacheron Constantin Việt Nam.
Điện thoại: 024.393.47.666