Tìm kiếm
Close this search box.
EN
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 1

VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG”
CHẾ TÁC XA XỈ

Đằng sau nhà chế tác Thuỵ Sĩ danh giá là “phường hội” nghệ nhân thủ công bậc thầy. Trong loạt phim tài liệu của mình, Chopard tiết lộ công việc thường ngày thầm lặng và những thử thách ít người biết tới trong lĩnh vực đồng hồ, trang sức xa xỉ.

CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 3
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 5
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 7

Các công xưởng đồng hồ cao cấp (Haute Horlogerie) của Chopard là ngôi nhà của những con người với sự kiên nhẫn vô hạn. Dù có 20 năm kinh nghiệm, Christophe, chuyên gia đồng hồ chức năng phức tạp (Grand Complications) vẫn cần đến một tháng làm việc cần mẫn để lắp ráp bộ chuyển động L.U.C 08.01-L trên đồng hồ Chopard L.U.C. Full Strike. Ông nhận tổng cộng 533 chi tiết rời trước khi bắt đầu quá trình chế tác hoàn toàn bằng tay.

“Mổ xẻ” đồng hồ trong nhà, mê mẩn bánh răng và ốc vặn, cậu bé Christophe đã sớm bộc lộ trí tò mò và bàn tay khéo léo dành cho nghệ thuật thời gian ngay từ nhỏ. “Hồi còn học nghề, nếu ai đó nói tôi sẽ lắp ráp đồng hồ điểm chuông tại Chopard, tôi sẽ chẳng bao giờ tin.” Christophe chia sẻ.

“Để được giao những bộ máy điểm chuông như thế này, một thợ đồng hồ phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm với các bộ máy đa chức năng.”

CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 9
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 11

Trái với Christophe, Lorena thành thạo một chuyên môn chỉ có duy nhất tại Chopard: kim cương tự do. Những viên kim cương xoay tròn, chuyển động theo mọi hướng giữa hai mặt kính là thiết kế mang tính biểu tượng do thương hiệu Thuỵ Sĩ phát minh. Lorena phải đặt các lớp kính với áp lực đồng nhất để chúng kháng nước tối đa mà không bị xước; khoảng cách giữa hai lớp kính cũng cần chuẩn xác để kim cương và chân đế không nghiêng ngả. Cô đã “biên đạo” vở ballet của kim cương trên những chiếc đồng hồ Happy Diamonds suốt 10 năm qua.

CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 13
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 15

“Lorena làm việc với những viên kim cương nhỏ, nhẹ tới mức một hơi thở mạnh cũng có thể thổi bay.”

CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 17
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 19
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 21

Carlos cũng làm việc với những viên đá quý. Tại bộ phận chuyên biệt trong chuỗi chế tác trang sức cao cấp của Chopard, bậc thầy kim hoàn Carlos phụ trách đính kết đá quý trên vàng, platinum và titan. Bề ngoài, công việc có vẻ lặp đi lặp lại, nhưng mỗi loại đá quý đều mang đến những thách thức khác nhau.

Anh giải thích: “Xa-phia hay hồng ngọc dễ dàng cố định, nhưng ngọc lục bảo thì mỏng manh, nhạy cảm. Bạn phải biết dừng lại đúng thời điểm, tin vào kinh nghiệm của mình.” Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo phi thường, tôi luyện sau hàng chục năm thực hành. Tại Chopard, mọi mẫu trang sức cao cấp đều phải qua tay Carlos.

CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 23

“Trong quá trình nạm đá quý, nghệ nhân cố định khung trang sức trên nền “xi-măng” đặc chế. Theo Carlos, nạm đá quý là nghệ thuật cân bằng giữa vững chắc và mềm mại, giữa phóng khoáng và cẩn trọng.”

CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 25
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 27

Carlos sẽ nhận bản vẽ từ một nghệ nhân phác thảo thiết kế như Mo. Công việc đòi hỏi cả năng khiếu lẫn trí tưởng tượng, do đó cô không ngừng tìm kiếm cảm hứng từ cuộc sống như khi dạo chơi, xem triển lãm, hay từ chính những viên đá quý trước mặt. Mo sử dụng nhiều dụng cụ như bút chì, bút lông, bút dạ để thổi hồn vào những món trang sức rực rỡ. Bản vẽ tỉ mỉ từng đường nét này sẽ là bản thảo duy nhất của món trang sức trước khi tạo tác thành hình.

CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 29
CHOPARD VÉN MÀN “HẬU TRƯỜNG” CHẾ TÁC XA XỈ 31

Tại các bàn làm việc ở công xưởng Chopard, không hiếm những người trẻ như Mo. Benjamin, một sinh viên lịch sử mỹ thuật đã có thời gian thực tập tuy ngắn nhưng mỗi phút đều đáng quý: chỉ trong vòng một tuần, anh đã lĩnh hội nhiều kỹ thuật thủ công phong phú trên chất liệu thô. Gia đình chủ sở hữu Chopard đánh giá cao việc đào tạo thế hệ kế cận. “Không có sự chuyển giao, thì những ngành mỹ thuật cổ xưa không có tương lai,” đồng Chủ tịch Karl-Friedrich Scheufele khẳng định. Năm 2008, Chopard được bang Geneva trao giải thưởng “Công ty đào tạo tốt nhất” trong lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, một sự ghi nhận xứng đáng dành cho công xưởng Chopard và những thế hệ nghệ nhân tại đây.