Câu Chuyện Thương Hiệu
Những nàng thơ của Yves
Những năm bảy mươi sôi nổi, dưới ngòi bút của tiểu thuyết gia Anthony Burgess, tờ New York Times đã có một bài phỏng vấn Yves Saint Laurent về những cảm nhận đặc biệt của ông dành cho phụ nữ.
Và « Như búp bê » (As dolls) chính là câu trả lời đầu tiên được thốt ra.
Trên thực tế, Yves sau đó đã chữa lại ‘’Như những thần tượng !’’ (As idols) – dù rằng đó là một sự khác biệt rõ rệt nhưng cũng đầy ý nghĩa.
Đừng nhầm với khái niệm « thần tượng giải trí » thời hiện đại, bởi ở thập niên 70, người nghe có thể hiểu theo hướng « những thần tượng của giải phóng và tự do », gợi nhớ những phong trào vì nữ quyền bắt đầu manh nha từ những năm 60. Với Yves, câu trả lời ấy lại là tâm thế chắc chắn của ông về vẻ đẹp của nữ giới khi mặc quần dài – một biểu tượng và cả điều cấm kỵ, dù được phối cùng bộ tuxedo Le Smoking 1966, hay bộ suit Safari 70’s hay cả những mảnh cầu vai phô trương thập niên 80.
Phụ nữ, đến với cuộc đời Yves Saint Laurent như những ân nhân, nâng đỡ cho sức sáng tạo của ông, và món quà trọn đời Yves dành cho họ chính là sự khởi nguyên của thời trang may sẵn, đẹp đẽ, ứng dụng và dễ dàng tận hưởng.
Yves –The Squad
Phụ nữ luôn vây quanh Saint Laurent, một số phù phiếm mà hoang dại, một số lại tinh tế đầy học thức và hẳn nhiên được ‘’thần tượng’’ hơn những người khác.
Trong suốt cuộc đời của mình, nhà thiết kế đã phát hiện những nàng thơ khác nhau: những nữ ”cường nhân” của thời đại mình, toàn năng, tự chủ và có phong cách. Họ vừa biến Yves thành “nô lệ”, vừa là nguồn cảm hứng nghệ thuật của ông.
Hình mẫu đầu tiên trên hết chính là Người Mẹ!
Saint Laurent sinh ra ở Oran, Algeria, vào năm 1936. Mẹ Yves, Lucienne, một người đàn bà đẹp đã khuyến khích con trai hình thành những nhận thức sớm với thời trang và thế giới huyền bí. Ban ngày, bà diện áo cánh thể thao với váy xếp ly; vào ban đêm, bà mặc đầm dạ hội, quấn khăn choàng và đi giày cao gót.
Nàng thơ Betty Catroux
Yves và hai nàng thơ Loulou de la Falaise và Betty Catroux
Thứ bảy hàng tuần, Lucienne sẽ cùng con trai đến Boulevard Seguin để mua tạp chí Vogue và Paris Match số mới nhất. Bà cũng liên tục dúi vào tay chàng thiếu niên Yves những giáo trình và chất liệu nghệ thuật; đưa anh đến nhà hát opera và rạp chiếu phim, nơi Vivien Leigh đang là một minh tinh biểu tượng. Để rồi từ đó, năm 17 tuổi, khi Yves giành giải thưởng cao nhất trong cuộc thi thiết kế trang phục International Wool Secretariat, thì đó cũng là lúc Lucienne chuyển đến Paris, cùng Yves, và tương lai ngời sáng của anh.
Bộ phim tiểu sử năm 2014 của đạo diễn Jalil Lespert (do Pierre Niney thủ vai Yves Saint Laurent), tập trung vào ba hình tượng nữ chính đóng vai trò là chất xúc tác trong sự nghiệp thời trang của ông: Victorie Doutreleau – một người đẹp cổ điển (do Charlotte le Bon thủ vai); nữ quý tộc sống lối Bohemian, Loulou De La Falaise (Laura Smet); và Betty Catroux (Marie de Villepin).
Victorie Doutreleau – nàng thơ thập niên 60 của Yves
Victorie Doutreleau là người mẫu ngôi sao tại Dior trước khi trở thành cô gái áp-phích của YSL cho đến giữa thập niên sáu mươi. Dù sở hữu gương mặt với vẻ đẹp tăm tối, bi ai, đậm chất hoàng tộc, nhưng đôi lúc cô vẫn bị chỉ trích vì vóc hình “phổ biến”. Ở độ cao 5ft 5 inch, thấp hơn hai inch so với hầu hết các người mẫu, cô vẫn ngời ngợi khoa trương phong thái hữu tình đầy chất nghệ của dân tả ngạn Paris.
Báo chí ngưỡng mộ cô, cũng như trợ lý của ông hoàng Dior, thái tử Yves.
Khi anh ra mắt show diễn độc lập đầu tiên vào tháng 1 năm 1962 – một tác phẩm tráng lệ gồm hai giờ trình diễn và 104 bộ trang phục – chính Victorie là người khai màn, cô mở cánh cửa sải bước vào salon trong bộ trang phục màu hồng và xanh lục.
Cô phô diễn đến mọi nơi vẻ thanh lịch ở những năm đầu của thương hiệu, thế nhưng, khi một phiên bản hiện đại hơn của tính nữ YSL xuất hiện, Victorie tức thì không được tiếp tục ủng hộ. “Cô ấy là tất cả mọi thứ của ngày hôm qua”, Saint Laurent nói trong phim, khi anh gạt bỏ cô.
Yves không giữ cho mình một Nàng Thơ nào quá lâu dài. Loulou De La Falaise về sau đã gợi truyền cho Yves nguồn xúc cảm Bohemian mãnh liệt. Là con gái của một hầu tước, Louise Vava Lucia Henriette Le Bailly De La Falaise đã nổi lên bằng những phẩm chất và niềm tin gypsy tối thượng.
Victorie Doutreleau là người mẫu ngôi sao tại Dior trước khi trở thành cô gái áp-phích của YSL cho đến giữa thập niên sáu mươi. Dù sở hữu gương mặt với vẻ đẹp tăm tối, bi ai, đậm chất hoàng tộc, nhưng đôi lúc cô vẫn bị chỉ trích vì vóc hình “phổ biến”. Ở độ cao 5ft 5 inch, thấp hơn hai inch so với hầu hết các người mẫu, cô vẫn ngời ngợi khoa trương phong thái hữu tình đầy chất nghệ của dân tả ngạn Paris.
Báo chí ngưỡng mộ cô, cũng như trợ lý của ông hoàng Dior, thái tử Yves.
Khi anh ra mắt show diễn độc lập đầu tiên vào tháng 1 năm 1962 – một tác phẩm tráng lệ gồm hai giờ trình diễn và 104 bộ trang phục – chính Victorie là người khai màn, cô mở cánh cửa sải bước vào salon trong bộ trang phục màu hồng và xanh lục.
Cô phô diễn đến mọi nơi vẻ thanh lịch ở những năm đầu của thương hiệu, thế nhưng, khi một phiên bản hiện đại hơn của tính nữ YSL xuất hiện, Victorie tức thì không được tiếp tục ủng hộ. “Cô ấy là tất cả mọi thứ của ngày hôm qua”, Saint Laurent nói trong phim, khi anh gạt bỏ cô.
Yves không giữ cho mình một Nàng Thơ nào quá lâu dài. Loulou De La Falaise về sau đã gợi truyền cho Yves nguồn xúc cảm Bohemian mãnh liệt. Là con gái của một hầu tước, Louise Vava Lucia Henriette Le Bailly De La Falaise đã nổi lên bằng những phẩm chất và niềm tin gypsy tối thượng.
Loulou De La Falaise không chỉ là nàng thơ, mà còn là một cố vấn tinh anh của Yves
Nhân vật nữ chính thứ ba của thước phim đời Yves là Betty Catroux bí ẩn – nguồn cảm hứng cho nhà thiết kế trong hơn 35 năm sau cuộc gặp gỡ định mệnh tại hộp đêm đồng tính Chez Régine. Cô nhớ lại: “Đó là một cuộc đảo chính – khi chúng tôi gặp nhau để rồi không bao giờ rời xa nhau. Sau đó, chúng tôi chỉ sống cho vui, chỉ mình hai chúng tôi chống lại thế giới.”
Cô từ chối làm việc cho anh, khăng khăng rằng họ chỉ là bạn bè qua lại với nhau. Catroux được ví như một nhân dáng ái nam ái nữ; một vẻ đẹp đậm đà thập niên 60 phối hoà giữa Anita Pallenberg và Jane Birkin.
Saint Laurent gọi cô là “hóa thân duy nhất của phụ nữ” – họ có chung một vóc hình gầy gò tha hóa của tội lỗi và nghiện ngập trong lối sống mạo hiểm. “Cô ấy hoàn hảo trong mọi áo quần của tôi,” anh thở dài. “Đó là chỉ những gì tôi yêu. Dài, dài, dài.”
Vì vậy, cô nghiễm nhiên được gắn mác “androgynous – phi giới tính”, dành hàng thập kỷ để tẩy mãi mái tóc vàng bạch kim của mình và đồng thời cao lên đến sáu feet. Catroux được sinh ra ở Brazil, vào năm 1945, hoàn toàn đủ phù hợp để trở thành người mà Saint Laurent cuối cùng sẽ gọi là người anh em song sinh, với biệt danh đầu tiên: Betty Saint.
Saint Laurent gọi Betty Catroux là “hóa thân duy nhất của phụ nữ”
Sớm rời khỏi quê hương cùng với mẹ mình để gia nhập giai cấp tư sản Pháp ở Paris, cô bắt đầu làm người mẫu vào đầu những năm 60, để rồi sau đó vào năm 1967, cô bước vào một “hộp đêm rất, rất gay” trong thành phố để gặp Saint Laurent.
Catroux ghét bỏ nghề người mẫu vào thuở còn là một cô gái tuổi teen, đến nỗi đã từng bỏ ngang show diễn của người đầu tiên thuê cô – không ai khác chính là Coco Chanel. Điều này dù xem ra trái ngược hoàn toàn với Yves, nhưng bộ đôi ban đầu đã thực sự gắn kết bởi cùng ‘’ghét bỏ cuộc sống bình thường’’, và cả hai quyết định cùng nhau dẫn đầu lối sống tiệc tùng miên man không ngơi nghỉ. Cuối cùng, Catroux nhận định « Tôi đã từng có một câu chuyện cổ tích thực sự sau những ngày tháng đi cùng Yves ».
Hơn cả một nàng thơ: Liều thuốc Loulou De La Falaise đã biến đổi Yves Saint Laurent như thế nào
Trong hơn ba thập kỷ, ông hoàng lừng lẫy của thời trang Pháp Yves Saint Laurent đã tìm đến nàng thơ Loulou De La Falaise để lấy cảm hứng. Hầu như mỗi ngày, cô đều xuất hiện tại studio YSL ở Paris, tư vấn và thiết kế phụ kiện cho một số bộ sưu tập mang tính biểu tượng nhất của nhà mốt.
Giữa một binh đoàn thời trang theo đúng nghĩa đen, De La Falaise đã ghi dấu ấn của mình lên thương hiệu YSL từ đầu những năm 1970 cho đến năm 2002, khi bạn bè và cả người sếp của cô đã nghỉ hưu khỏi ngành. “Mọi ý tưởng của tôi đều phát xuất từ cô ấy. Chúng tôi cũng cùng xây dựng những ý tưởng đó trở nên rõ ràng hơn để khiến mọi thứ bắt đầu diễn ra. Cô ấy không bao giờ sai.” – Yves nói.
Sự tham gia đóng góp hằng ngày của cô với tư cách là một nhà tư vấn – thiết kế khiến De La Falaise trở nên khác biệt với các nàng thơ khác trong lịch sử thương hiệu.
Trong những thập kỷ qua, thuật ngữ “nàng thơ” phần lớn đã biến thành mối quan hệ thương mại. Các nữ minh tinh được trả tiền để mặc những chiếc váy không được làm dựa trên phong cách hay cảm hứng từ họ. Nhưng lại không có câu hỏi nào về việc Loulou có kiếm được tiền lương gấp 100 lần từ việc sống đúng nghĩa là một Nàng Thơ.
Loulou de La Falaise là nàng thơ của Saint Laurent suốt 3 thập kỷ
Loulou de La Falaise là nàng thơ của Saint Laurent suốt 3 thập kỷ
Trong hơn ba thập kỷ, ông hoàng lừng lẫy của thời trang Pháp Yves Saint Laurent đã tìm đến nàng thơ Loulou De La Falaise để lấy cảm hứng. Hầu như mỗi ngày, cô đều xuất hiện tại studio YSL ở Paris, tư vấn và thiết kế phụ kiện cho một số bộ sưu tập mang tính biểu tượng nhất của nhà mốt.
Giữa một binh đoàn thời trang theo đúng nghĩa đen, De La Falaise đã ghi dấu ấn của mình lên thương hiệu YSL từ đầu những năm 1970 cho đến năm 2002, khi bạn bè và cả người sếp của cô đã nghỉ hưu khỏi ngành. “Mọi ý tưởng của tôi đều phát xuất từ cô ấy. Chúng tôi cũng cùng xây dựng những ý tưởng đó trở nên rõ ràng hơn để khiến mọi thứ bắt đầu diễn ra. Cô ấy không bao giờ sai.” – Yves nói.
Sự tham gia đóng góp hằng ngày của cô với tư cách là một nhà tư vấn – thiết kế khiến De La Falaise trở nên khác biệt với các nàng thơ khác trong lịch sử thương hiệu.
Trong những thập kỷ qua, thuật ngữ “nàng thơ” phần lớn đã biến thành mối quan hệ thương mại. Các nữ minh tinh được trả tiền để mặc những chiếc váy không được làm dựa trên phong cách hay cảm hứng từ họ. Nhưng lại không có câu hỏi nào về việc Loulou có kiếm được tiền lương gấp 100 lần từ việc sống đúng nghĩa là một Nàng Thơ.
Qua tay cô, đồ trang sức & phụ kiện trong các BST của YSL đã đổi thay, bắt mắt và nổi bật. Kết quả là đã có một cửa hàng ở Paris chỉ dành riêng cho đồ trang sức và trang trí của thương hiệu. Bộ sưu tập bỏng rực ngọn lửa Bohemian nhất trong lịch sử nhà mốt – “Russian Peasant” (1976) đã phụ thuộc rất nhiều vào các phụ kiện của cô.
“Khi nói về phụ kiện, mọi người thường nghĩ về trang sức, nhưng nó cũng có nghĩa là khăn choàng, thắt lưng, mũ, khăn quàng cổ, và khăn vấn đầu. Người phụ nữ Yves Saint Laurent ngày nay là một đống vòng tay, dây chuyền và mũ cao chót vót – tất cả điều đó chính là Loulou” – lôi cuốn, khó nắm bắt, sành điệu một cách dễ dàng không chút nỗ lực. Loulou bằng cách nào đó có thể đại diện cho sự tha hóa và suy đồi của trào lưu Hippie thành thị những năm 1970.
Cô thường bỏ ra ngoài cả đêm, nhưng điều tuyệt vời là, dù đi ngủ muộn thế nào, Loulou vẫn duy trì sức sống và kỷ luật to lớn: luôn có thể thức dậy vào sáng hôm sau và hoàn thành công việc.
“Cô ấy nói rằng cô ấy luôn biết giới hạn ở đâu, nhưng tôi không chắc điều đó thực sự hoàn toàn đúng”. Sau tất cả những câu chuyện về sự quyến rũ, cuộc sống của De La Falaise còn được mô tả như những dấu chấm lửng thinh lặng bởi sự bất hạnh, ngoại tình và vô tổ chức.
Sau khi nghỉ việc tại Saint Laurent, De La Falaise đã ra mắt thương hiệu trang sức và phụ kiện của riêng mình. Mặc dù không thành công và nhanh chóng tuyên bố phá sản, nhưng thay vì xoáy sâu nguyên nhân vì mất đi điểm tựa tinh thần là Yves, hay nỗ lực thất bại trong việc thoát khỏi cái bóng quá lớn của một trong những nhà thiết kế vĩ đại nhất thế kỷ 20, De La Falaise vẫn nói về mối quan hệ làm việc được xây dựng trên tình bạn và sự cân bằng: “Chúng tôi là một đội, sống và thở cùng nhau. Yves là người cầu toàn, thiên tài. Tôi là kẻ sa ngã của anh ấy.”
“Tôi sử dụng một số ý tưởng của anh ấy và biến chúng thành ý tưởng của mình để cho ra đời một thứ gì đó khác biệt. Sau đó, anh ấy nhìn thấy nó và sử dụng sự biến đổi của tôi, nó giống như một vòng tròn; chúng tôi sử dụng nhau, chúng tôi là nguồn sống của nhau.”
Năm 1965 - Gặp gỡ Catherine Deneuve
Catherine Deneuve mới chỉ 22 tuổi, và đã kết hôn với nhiếp ảnh gia người Anh David Bailey khi cô gặp Yves Saint Laurent lần đầu tiên. Trong dịp được ra mắt với Nữ hoàng Anh, cô đã chọn Saint Laurent để thiết kế trang phục cho mình. Đó chính là khởi đầu của một mối lương duyên lâu dài.
“Chúng tôi viết thư cho nhau thường xuyên.Tôi gọi cô ấy là ‘Catherine, cô bé ngọt ngào của tôi và cô ấy gửi cho tôi những bông hồng nhạt.” – trích lời Yves.
Deneuve được coi như nguồn cảm hứng cho Yves Saint Laurent trong lĩnh vực phục trang phim. NTK đã thiết kế trang phục cho bà trong các phim Belle de Jour, La Chamade, La Sirène du Mississippi, Liza và The Hunger.
Catherine Deneuve – nàng thơ ngọt ngào của Saint Laurent
Catherine Deneuve vẫn có cảm giác sởn gai ốc mỗi lần hồi tưởng về Yves Saint Laurent tại buổi trình diễn cuối cùng trong sự nghiệp, được tổ chức tại Trung tâm Pompidou ngày 22/1/2002: “Vào phút kết màn, tôi đứng dậy từ chỗ ngồi của mình với Laetitia Casta và chúng tôi đã cùng nhau hát. Yves không ngờ điều này sẽ xảy ra. Anh ấy đã rất xúc động… thực sự rung động. Rất nhiều người mẫu đã khóc.”
Ảnh chụp từ đêm hôm đó cho thấy Saint Laurent nắm chặt tay Deneuve.
« Anh ấy có vẻ hơi lạc lõng”, Deneuve nói. “Anh ấy biết rõ những gì đang xảy ra, nhưng tôi nghĩ anh ấy vẫn chưa chấp nhận thực tại. Trong một khoảnh khắc như thế, bạn cần nói về một điều gì đó khác. Và tôi đã nghĩ về nơi chúng tôi sẽ ăn tối với nhau.”
Trong tất cả các bộ trang phục mà Yves từng sáng tạo cho cô, từ áo khoác dạ đính cườm đến đầm dạ hội da báo và nhung đen…, một trong những món đồ yêu thích nhất của Deneuve chính là một chiếc đầm satin màu đen có lông trắng trên cổ áo. Chiếc đầm phong cách thập niên 30, với vẻ ngoài gợi nhắc về một thời điểm, một khoảnh khắc hiếm có. Một chút hoài cổ, như một bộ cánh lông vũ từ Thiên Đường. Nhưng đó vẫn chưa phải là bộ trang phục mà Deneuve thường được hỏi nhiều nhất. Mọi người luôn hỏi cô về Le Smocking, bởi có lần cô thừa nhận vẫn giữ bên mình một vài phiên bản của bộ tuxedo YSL đầy tính biểu tượng.
Deneuve là nguồn cảm hứng cho nhiều thiết kế của Yves Saint Laurent trong lĩnh vực phục trang phim
Nhà thiết kế và Nàng Thơ luôn tay trong tay. Nàng Thơ không chỉ đơn thuần cống hiến như một nguồn cảm hứng, họ còn thúc ép NTK của mình không ngừng sáng tạo. Ba năm hay ba thập kỷ, họ gần như thay thế nhau và sống trọn cuộc đời của nhau. Cùng tỏa sáng hay ngụp lặn trong suy đồi, mối lương duyên đặc biệt giữa họ, vừa đủ riêng tư và bí ẩn, nhưng cũng vừa đủ hào nhoáng để làm hao tốn giấy mực của báo giới và giới mộ điệu biết bao lần.