Tìm kiếm
Close this search box.
EN

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp

Ba người đàn ông Pháp, một kỹ sư thiên tài, một nhà thiết kế và một doanh nhân bắt tay thành lập Devialet, châm ngòi cho cuộc cách mạng âm thanh của thế kỷ 21.

Cách đây 16 năm, vị kỹ sư Pierre Emmanuel Calmel đã gặp gỡ Emmanuel Nardin, một nhà thiết kế và doanh nhân Quentin Sannié, đưa họ nghe thử thiết bị âm thanh mà ông chế tạo. Với lần nghe thử đầu tiên đó, Nardin và Sannié bị thuyết phục hoàn toàn. Ba người đàn ông Pháp chính thức bắt tay, châm ngòi cho cuộc cách mạng âm thanh của thế kỷ 21 với thương hiệu Devialet.

Pierre-Emmanuel Calmel: nhà phát minh, người cha yêu âm nhạc

Trước khi Devialet ra đời, có một Pierre Emmanuel Calmel thiên tài với các phát minh từ khi ông còn nhỏ. Năm 14 tuổi, cậu bé Calmel đã chế tạo thành công chiếc ampli đầu tiên của mình, từ vài linh kiện bụi bặm trong cửa hàng đồ điện tử gần nhà, kết hợp kiến thức từ cuốn sách nhập môn và sự giúp đỡ từ người ông của cậu, một kỹ sư đường sắt.

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp 1

“Chiếc ampli đó bây giờ vẫn còn hoạt động. Các con của tôi vẫn sử dụng nó mỗi khi tiệc tùng”, Pierre Emmanuel Calmel, kỹ sư sáng lập Devialet cho biết.

Khi 23 tuổi, Calmel làm việc cho gã khổng lồ công nghệ Nortel Networks, nhưng khủng hoảng dot-com đầu những năm 2000 buộc tập đoàn Canada phải bỏ xó nhiều dự án về điện tử. Đó cũng là thời điểm Pierre Emmanuel Calmel đã tìm ra sáng chế để đời của mình: công nghệ ADH (Analog-Digital Hybrid), thứ ngày nay vẫn có mặt trong mọi sản phẩm của Devialet.

Khi đó, Nortel Networks cho rằng ý tưởng của ông quá xa rời hoạt động của công ty, chàng trai người Pháp quyết định đã đến lúc khởi nghiệp.

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp 3

“Khi tôi mang về nhà chiếc ampli Devialet đầu tay và bật nhạc jazz, cậu con trai 5 tuổi chạy về để xem ai đến nhà mình chơi piano”, Pierre Emmanuel Calmel.

Từ một công việc tay trái, Calmel dành 3 năm tâm huyết để hoàn chỉnh nguyên mẫu AHD đầu tiên. Năm 2007, ông cùng nhà thiết kế Emmanuel Nardin và doanh nhân Quentin Sannié chính thức ra mắt thương hiệu Devialet, kỳ vọng tạo ra cuộc cách mạng âm thanh của thế kỷ 21.

Những công nghệ “điên rồ”

Thương hiệu Devialet được đặt tên theo Guillaume Vialet, một trí giả, người bạn của triết gia nổi tiếng Diderot. Cuốn bách khoa toàn thư L’Encyclopédie Française do Vialet biên soạn mang sứ mệnh phổ biến mọi khía cạnh văn hoá và đời sống Pháp. Với cái tên Devialet, thương hiệu không giấu giếm mong muốn mang “bách khoa toàn thư” âm thanh hi-fi của mình đến với mọi nhà, và trang đầu tiên chắc chắn sẽ được dành cho công nghệ lai analog – kỹ thuật số ADH.

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp 5
Vi mạch trang bị ADH®. Ảnh: Devialet

Analog-Digital Hybrid được hãng định vị là “tháp Eiffel của ngành âm thanh”, khi kết hợp hai công nghệ là đối trọng của nhau – ampli analog và ampli kỹ thuật số (digital). Analog được yêu thích bởi độ trung thực nhưng toả nhiều nhiệt. Kỹ thuật số nhỏ gọn, ít sinh nhiệt nhưng lại thiếu đi độ trung thực. Từng bị coi là điên rồ, nhưng Calmel bất chấp mọi lời khuyên giải, đã tích hợp thành công hai loại mạch hoạt động song song trên cùng một ampli.

“Lần đầu tiên trên thế giới, chất âm đầm ấm, tinh tế của analog hội tụ cùng hiệu năng, sức mạnh của kỹ thuật số, mà không hi sinh công suất hay sự ổn định”, đại diện hãng cho biết. “ADH được ví như chiếc xe tải 18 bánh có động cơ Digital mạnh mẽ, nhưng đánh lái rất trơn tru nhờ kết hợp hệ thống trợ lực Analog”.

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp 7
ADH® được trang bị trên loa Phantom và mọi sản phẩm Devialet. Ảnh: Devialet

Đây cũng là công nghệ giúp Devialet có bằng sáng chế đầu tiên. Hiện nay, hãng âm thanh cao cấp của Pháp đang sở hữu hơn 200 bằng sáng chế khác nhau. Chẳng hạn như công nghệ ghép loa chủ động SAM (Speaker Active Matching) trên ampli Expert Pro, sử dụng laser để giảm độ trễ giữa driver bass và tweeter khi ghép nhiều loa, cho phép kết nối ampli với dàn loa mượt mà hơn. Calmel cũng thường mang trong túi áo con chip kích thước 1 centimet vuông, thứ có thể thay thế hoàn toàn ampli trên nhiều sản phẩm của Devialet. Những công nghệ đáng chú ý khác có thể kể đến HBI® (Heart Bass Implosion) tạo tần số âm trầm ở ngưỡng cực thấp đến 14 Hz, ngang với sóng hạ âm (infrasound), hay ACE (Active Cospherical Engine) tối ưu cách sóng âm hình thành và lan truyền từ thiết kế hình cầu, mang đến âm thanh đồng nhất từ mọi góc độ.

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp 9
Loa Phantom I. Ảnh: Devialet

Nhằm đưa những công nghệ này gần gũi hơn với cuộc sống, năm 2014, Devialet ra mắt một biểu tượng mới – loa nội thất Phantom. Mẫu loa tròn trịa này đủ sức tạo áp suất âm vượt ngưỡng 100 dB, dù kích thước nhỏ gọn. Mẫu loa cao cấp có giá xấp xỉ 3.000 USD này thu hút nhiều tên tuổi như tỷ phú Elon Musk, rapper Kanye West hay cố nhà thiết kế Karl Lagerfeld.

Devialet – Nhà chế tác âm thanh xa xỉ của thành Paris

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp 11
Tai nghe next-gen Devialet Gemini II. Ảnh: Devialet

Trên đà thành công, Devialet lần lượt ra mắt các thiết kế mới như loa xách tay Mania, soundbar Dione hay cặp tai nghe in-ear Gemini II vừa ra mắt mùa thu năm nay. Loạt sản phẩm này được hãng phân phối tại hơn 2.000 điểm bán, tại 70 quốc gia trên thế giới.

Sản phẩm Devialet có hàm lượng công nghệ cao, nhưng không chạy đua tính năng, mà hướng đến trải nghiệm nghe nhạc thuần khiết, trọn vẹn nhất cho người dùng.

let Gemini II vừa ra mắt mùa thu năm nay. Chúng được bày bán tại hơn 70 quốc gia. Hàm lượng công nghệ cao, nhưng “nỗi ám ảnh” của Devialet không phải là cuộc chạy đua tính năng mà là mang đến trải nghiệm nghe thuần khiết, trọn vẹn nhất cho người yêu nhạc. “Mục tiêu là gây xúc động cho người nghe hệt như họ đang đứng trước những kiệt tác nghệ thuật – và tôi nghĩ chúng tôi đã thành công,” nhà đồng sáng lập Sannié nói.

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp 13
Với Devialet, thiết bị âm thanh là những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Ảnh: Devialet.

Andy Rubin, đồng sáng lập Android, nhà đầu tư lớn của hãng loa Pháp, nói với tờ Bloomberg rằng, những gì Devialet làm được vượt trội trên những thước đo. “Chúng bắt mắt, nịnh tai và nhắc nhở tôi rằng, luôn có chỗ cho những phát minh mới trong cuộc sống của chúng ta”, ông nói. Ngoài Andy Rubin, Devialet còn có sự tham gia của vợ chồng ca sĩ Jay-Z và Beyonce hay tỷ phú giàu thứ hai thế giới Bernard Arnault, họ cũng đặt niềm tin cho cuộc cách mạng âm thanh thế kỷ 21, khởi đầu từ Paris. Những thành tựu của Devialet được ghi nhận với danh hiệu thành viên Hiệp hội Comité Colbert vào năm 2021, nhóm 93 nhà chế tác xa xỉ danh giá bậc nhất nước Pháp.

Devialet và cuộc cách mạng âm thanh của người Pháp 15
“Thính phòng xanh” (Blue listening room) bên trong cửa hàng Devialet đầu tiên tại Việt Nam trên phố Tràng Tiền, Hà Nội. Ảnh: Tam Sơn

Ngay tại Việt Nam, giới mộ điệu có thể trực tiếp trải nghiệm chất lượng, âm sắc và độ xa xỉ của những sản phẩm Devialet qua cửa hàng chính hãng, khai trương tháng Chín vừa qua tại Hà Nội. Với thiết kế hiện đại mang tính hình khối đặc trưng của các cửa hàng Devialet trên khắp thế giới, đây là nơi thương hiệu trưng bày đầy đủ danh mục thiết bị âm thanh, bao gồm tất cả các biến thể của mẫu loa biểu tượng Phantom.

Theo quan điểm của các nhà sáng lập, trước khi có Devialet, khoa học âm thanh chưa thực sự có bước đột phá nào trong suốt 25 năm. Thương hiệu này quyết tâm khởi đầu một cuộc cách mạng trong thị trường âm thanh trị giá 3 tỉ USD, không chỉ là những chiếc loa, tai nghe, soundbar hay ampli, mà còn cả ôtô, điện thoại và những gì tương lai mang đến.